Sinh con Ngụy biện con bạc

Năm 1796, trong Một bài tiểu luận triết học về xác suất, Pierre-Simon Laplace đã nói về cách mà những người đàn ông tính toán khả năng có con trai: "Tôi đã thấy những người đàn ông khao khát có con trai. Họ cứ ghen tức với những bé trai sinh cùng tháng nhưng trước con họ. Vì nghĩ số con trai và con gái được sinh ra mỗi tháng là như nhau, nên họ cho rằng những đứa con trai sinh trước sẽ làm tăng khả năng những đứa trẻ sinh sau là con gái." Những người cha tương lai lo sợ rằng nếu những người xung quanh sinh ra nhiều con trai hơn, thì con họ sẽ có nhiều khả năng là con gái hơn. Bài luận này của Laplace được coi là một trong những mô tả đầu tiên về ngụy biện con bạc.[6]

Sau khi có nhiều con cùng giới, một số cha mẹ có thể sẽ tin rằng đứa con tiếp theo của họ sẽ khác giới. Dù giả thuyết Trivers – Willard dự đoán rằng giới tính khi sinh phụ thuộc vào điều kiện sống (trong điều kiện sống tốt thì sẽ có nhiều bé trai hơn, điều kiện sống kém hơn thì sẽ có nhiều bé gái hơn), xác suất sinh con của một trong hai giới vẫn được coi là gần 0,5 (50%).[7]